12 NOVEMBER 2021

BÍ QUYẾT HỌC TỪ VỰNG "NHỚ DAI NHƯ ĐỈA" - STEP 3

#BÍ_QUYẾT_HỌC_TỪ_VỰNG_NHỚ_DAI_NHƯ_ĐỈA STEP 3

𝐒𝐓𝐄𝐏𝟑: Đ𝐎̣𝐂 𝐓𝐎 𝐍𝐎̣̂𝐈 𝐃𝐔𝐍𝐆 𝐁𝐀̀𝐈 🗣️🗣️

🗣️ Sau khi đã nghe đi nghe lại nhiều lần, các bạn bắt đầu đọc nội dung bài đọc. Trong khi đọc, sẽ có những từ bạn nhớ được cách đọc nhưng cũng có những từ bạn chưa nhớ. Bạn đừng lo lắng. Hãy mở audio lên nghe lại đoạn đó và bắt chước theo. Và bạn cứ làm như vậy cho đến hết bài. Nếu bạn đã biết đọc phiên âm quốc tế thì hãy tra từ điển và viết phiên âm bên cạnh các từ mới này nhé. Cách này dễ nhớ lắm. Các bạn lưu ý: T𝐔𝐘𝐄̣̂𝐓 Đ𝐎̂́𝐈 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐕𝐈𝐄̂́𝐓 𝐏𝐇𝐈𝐄̂𝐍 𝐀̂𝐌 𝐓𝐇𝐄𝐎 𝐊𝐈𝐄̂̉𝐔 𝐓𝐈𝐄̂́𝐍𝐆 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓. Lý do vì sao cô sẽ chia sẻ trong một bài viết khác nhé.

🗣️Tại sao phải đọc to mà không đọc nhỏ nhỉ? Khi bạn đọc to nội dung bài đọc, âm thanh sẽ vọng vào tai bạn và nó lại một lần nữa nhắc lại cho bạn cách đọc từ đó, giúp bạn ghi nhớ thông tin sâu hơn. Bạn có biết cơ chế ghi nhớ thông tin của não bộ như thế nào không? Quá trình ghi nhớ bao gồm các bước: tiếp nhận thông tin –> xử lý thông tin –> đưa thông tin lên vỏ não và lưu lại –> tái hiện lại thông tin ấy. Trong chuỗi trí nhớ trên, hai bước: xử lý thông tin và đưa thông tin lên vỏ não gọi chung là ghi nhớ. Chúng sẽ dần hình thành một đường trên vỏ não gọi là “đường mòn dấu vết”. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp nhận thông tin liên tục để não "xử lý và đưa thông tin lên vỏ não" càng nhiều lần sẽ càng giúp "đường món dấu vết" được ghi khắc đậm hơn. Như vậy thì thông tin sẽ càng được ghi nhớ lâu hơn, bạn sẽ nhớ bài hơn.

🗣️ Ngoài ra, bạn nên đọc to mà không nên đọc thầm vì khi đọc to, các cơ miệng, môi, lưỡi và răng của bạn sẽ làm việc nhiều hơn nên sẽ trở nên mềm mại hơn, giúp bạn dễ dàng làm được một số tư thế kết hợp răng, môi, lưỡi khó để phát âm hay hơn, chuẩn hơn.

Tóm lại, ở bước này các bạn chỉ cần tập đọc thôi nhé, không quan tâm đến nghĩa của từ. Cô sẽ chia sẻ cách nhớ nghĩa của từ ở bước sau nhé. Chúc các bạn tìm được niềm vui trong học tập.

Viết bình luận của bạn: