-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
12 NOVEMBER 2021
𝐁𝐈́ 𝐐𝐔𝐘𝐄̂́𝐓 𝐇𝐎̣𝐂 𝐓𝐔̛̀ 𝐕𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐄̂́𝐍𝐆 𝐀𝐍𝐇 𝐃𝐄̂̃ 𝐕𝐔𝐈 𝐌𝐀̀ 𝐍𝐇𝐎̛́ 𝐃𝐀𝐈 𝐍𝐇𝐔̛ Đ𝐈̉𝐀" - 𝐒𝐓𝐄𝐏 𝟐
(DÀNH CHO HỌC SINH TỪ CẤP 2 TRỞ LÊN)
Sau khi đã đánh dấu tất cả những từ/cụm từ mình không biết, các bạn thấy thế nào? Có nhiều từ mình chưa biết không? Nếu chỉ có một ít từ bạn chưa biết thì chúc mưng bạn nhé, vốn ngôn ngữ của bạn khá phong phú và việc học tiếng anh chắc không làm khó được bạn. Còn nếu bạn đánh dấu xong mà thấy chi chít những từ mình chưa biết thì cũng đừng nản nhé. Cô sẽ đồng hành cùng với bạn. Lúc này bạn hãy thay đổi chiến thuật một chút. Thay vi đặt mục tiêu chinh phục cả bài đọc này thì bạn hãy chọn 1 đoạn trong bài này thôi. Hãy chọn đoạn nào có ít từ đánh dấu nhất để bạn cảm thấy dễ dàng. Học tiếng Anh là một hành trình lâu dài và bên bỉ, không phải là việc có thể đạt được trong một sớm một chiều nên bạn đừng nóng vội, cứ từ từ, từng chút một, kiên trì, bền bỉ, rồi đến một ngày bạn sẽ giỏi. Học tiếng Anh không khó, vì nó không đòi hỏi nhiều tư duy logic, chỉ cần bắt chước thôi mà, nhưng cái khó là nó thách thức sự kiên nhẫn của chúng ta. Vậy nên đừng nản bạn nhé. Từ bước 2 trở đi, bạn hãy áp dụng trên 1 đoạn văn mà bạn chọn thôi nhé, đừng quan tâm đến những đoạn khác.
𝐒𝐓𝐄𝐏 𝟐 - 𝐍𝐆𝐇𝐄 𝐕𝐀̀ 𝐍𝐇𝐈̀𝐍
Ở bước này, các bạn hãy mở audio file của bài đọc lên nghe. Với tất cả các giáo trình học tiếng Anh thì bài đọc nào cũng có audio nghe kèm theo. 𝐌𝐚̆́𝐭 𝐛𝐚̣𝐧 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐜𝐡𝐮̛̃ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚𝐢 𝐛𝐚̣𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐞, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐞𝐨, 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐞. Thao tác này sẽ giúp cho bạn tạo ra được sự kết nối giữ âm thanh và mặt chữ, nó sẽ dạy cho não của bạn biết rằng chữ này sẽ đọc thế này và chữ kia sẽ đọc thế kia. Đây là quá trình nạp dữ liệu (input), nên bạn cứ nghe đi nghe lại nhiều lần vào nhé. Hãy nạp dữ liệu thật nhiều cho đến khị bạn tự nhiên lẩm nhẩm đọc theo. Đến lúc này coi như bộ nhớ đã được nạp đầy dữ liệu, giống như một thùng đổ đầy nước thì nước sẽ tự trào ra ngoài vậy.
Trong khi nghe các bạn lưu ý những điều sau:
𝗩𝗼̛́𝗶 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̀ 𝗺𝗼̛́𝗶, các bạn nhớ để ý đến
𝐓𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐚̂𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐮̛̀ (𝐰𝐨𝐫𝐝 𝐬𝐭𝐫𝐞𝐬𝐬).
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết (âm được tạo bởi sự kết hợp của phụ âm và nguyên âm), tức là trong 1 từ sẽ có thể có nhiều hơn 1 âm tiết. Trong những âm đó sẽ có 1 âm được đọc nhấn mạnh hơn những âm còn lại, gọi là trọng âm. Cô rất thích tiếng Anh ở điểm này vì khi nói cứ như mình đang hát vậy. Các nhà ngôn ngữ học gọi điều này là tính nhạc trong ngôn ngữ đấy các bạn ạ. Đây là một điểm khác biệt so với tiếng Việt của chúng ta là ngôn ngữ đơn âm (bất cứ từ nào trong tiếng Việt khi đọc lên cũng chỉ phát ra 1 âm duy nhất). Vì vậy mà người Việt chúng ta không có thói quen đọc trọng âm của từ, và vì thế chúng ta thường hay có xu hướng nói tiếng Anh không có nhấn nhá, chỉ giữ nguyên 1 tone giọng. Nhớ lưu ý điểm này để khắc phục các bạn nhé.
Khi phát hiện ra trọng âm của từ nằm ở chỗ nào, các bạn hãy
dùng bút để đánh 1 dấu sắc lên chỗ đó để khi đọc sẽ dễ dàng
hơn nhé.
𝐀̂𝐦 𝐜𝐮𝐨̂́𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐮̛̀ (𝐞𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐬𝐨𝐮𝐧𝐝/𝐟𝐢𝐧𝐚𝐥 𝐬𝐨𝐮𝐧𝐝).
Âm cuối của từ trong tiếng Anh cũng là 1 điều khác biệt so với tiếng Việt của chúng ta. Trong tiếng Việt, phụ âm cuối thường được ghép vào cùng với nguyên âm đứng trước nó và tạo ra 1 âm mới. Ví dụ trong chữ "anh" có âm cuối là "nh" nhưng chúng ta không đọc là "a-nhờ" mà chúng ta đọc là "anh". Còn trong tiếng Anh thì khác. Các phụ âm cuối được đọc rất rõ. Và có rất nhiều từ có những âm đầu giống nhau, chỉ khác nhau âm cuối và mang nghĩa khác nhau.
Ví dụ: fine (khoẻ) /faɪ𝐧/
five (số 5) /faɪ𝐯/
fight (đánh nhau) /faɪ𝐭/
Như vậy nếu chúng ta giữ thói quen tiếng Việt, không đọc âm cuối thì 3 từ này đọc giống nhau y chang. Như thế sẽ làm người nghe không hiểu ý bạn muốn nói gì. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta nói mà người ta không hiểu gì cả. Hoặc chúng ta nghe người ta nói thì không hiểu gì cả nhưng khi người ta viết xuống thì chúng ta hiểu.
𝗩𝗼̛́𝗶 𝗰𝘂̣𝗺 𝘁𝘂̛̀ 𝗵𝗮𝘆 𝗰𝗮̂𝘂 𝘃𝗮̆𝗻
Các bạn hãy để ý đến 𝐧𝐠𝐮̛̃ đ𝐢𝐞̣̂𝐮 (𝐢𝐧𝐭𝐨𝐧𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧) trong câu nói. Ngữ điệu là một phần rất quan trọng để truyền tải cảm xúc của người nói và giúp tạo thêm một lớp nghĩa khác cho câu nói, làm cho câu nói thêm phong phú về mặt ý nghĩa. Ngoài ra, khi nói 1 câu nói có ngữ điệu, chúng ta sẽ thấy người nói tự nhiên hơn, lưu loát hơn.
Tóm lại, ở bước 2 này chúng ta chỉ 𝐍𝐇𝐈̀𝐍 𝐕𝐀̀ 𝐍𝐆𝐇𝐄. Khi nghe thì nhớ chú ý đến trọng âm và phụ âm cuối của từ cũng như chú ý đến ngữ điệu của câu nói để chúng ta bắt chước cho dễ.
Bài tiếp theo cô sẽ chia sẻ bước 3 của #bí_quyết_học_từ_vựng_tiếng_Anh. Các bạn nhớ theo dõi nhé. Cảm ơn các bạn.
P.s: Các bạn học sinh cấp 2 và cấp 3 vào sachmem.vn để lấy tài liệu nghe nhé.